Thiết kế nội thất là công việc tô điểm, làm đẹp cho không gian sống hay không gian làm việc sang trọng và tiện nghi. Để làm được điều đó đòi hỏi người thiết kế phải có kiến thức thiết kế nội thất vững vàng. Trong bài viết này, 1991 Architects xin chia sẻ cho quý bạn đọc 8 kiến thức không thể bỏ qua về thiết kế nội thất.
Là một kiến trúc sư hay nhà thiết kế nội thất thì chắc chắn phải đáp ứng các tiêu chí yêu cầu về khả năng thiết kế như cách phối màu sắc trong không gian, cách bố trí đồ dùng trong kiến trúc nội thất, phân chia chức năng không gian… Để hoàn thành công việc thiết kế nội thất chuyên nghiệp đòi hỏi những kiến thức chuyên môn cùng sự linh hoạt vận dụng trong thực tế. Cụ thể:
Nội dung
Kiến thức thiết kế nội thất theo sơ đồ bản vẽ
Kiến thức thiết kế nội thất đầu tiên mà m ỗi kiến trúc sư chuyên nghiệp cần phải hiểu rõ chính là sơ đồ bản vẽ thiết kế. Mỗi đơn vị thiết kế sẽ có cách vẽ sơ đồ nội thất nhà ở khác nhau.
Nắm rõ và vận dụng các kiến thức thiết kế nội thất vào thực tiễn rất quan trọng
Kiến thức cơ bản về thiết kế nội thất đầu tiên mà kiến trúc sư cần phải tìm hiểu chính là bản vẽ thiết kế sơ đồ nội thất nhà ở. Tùy thuộc vào công ty thiết kế mà cách vẽ sơ đồ nội thất sẽ khác nhau.
Thông thường bộ hồ sơ thiết kế kiến trúc nội thất cơ bản bao gồm:
- Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt và mặt đứng công trình
- Bản vẽ phối cảnh công trình
- Các vật liệu sử dụng thi công nội thất, ngoại thất
- Các chi tiết, hạng mục kiến trúc
- Chi tiết cụ thể trong từng không gian
- Mặt bằng bố trí nội thất, sàn lát và trần nhà
Kiến thức cơ bản theo sơ đồ bản vẽ trong thiết kế nội thất có các khái niệm như sau:
Bản vẽ mặt bằng là hình mặt phẳng cắt ngang công trình. Để người đọc có thể hình dung được về các chi tiết không gian, hạng mục bên trong công trình. Mỗi tầng, mặt phẳng có 1 mặt bằng cắt riêng. Bản vẽ kiến trúc nội thất mặt bằng cần thể hiện được các số liệu về kích thước, tỷ lệ không gian, các chi tiết cửa trong nhà, bố cục nội thất,…
Bản vẽ mặt đứng tức là hình chiếu vuông góc lên mặt phẳng đứng để thể hiện kích thước, tỷ lệ, hình dáng, bố cục chung và cách bài trí của tổng thể công trình. Một công trình kiến trúc có nhiều mặt phẳng đứng khác nhau.
Bản vẽ mặt cắt tức là hình chiếu thu được khi thực hiện dựng mặt phẳng quy ước thẳng đứng cắt qua. Mặt cắt của bản vẽ cần thể hiện toàn bộ không gian trong công trình như chiều cao, chiều rộng, số tầng, các cửa, cầu thang, độ dày sàn…
Quy tắc về phân chia không gian
Quy tắc phân chia không gian là một kiến thức thiết kế nội thất quan trọng không thể bỏ qua để trở thành một kiến trúc sư giỏi. Đối với quy tắc này được hiểu là phân chia không gian kiến trúc, phần không gian được tự do sáng tạo từ bàn tay và khối óc thiết kế của con người.
Phân chia không gian là kiến thức cơ bản và quan trọng để hoàn thiện trang trí nội thất công trình
Với kiến thức kiến trúc về phân chia không gian sẽ có 3 khu vực chính như sau:
Khu vực không gian chính: Là những không gian bắt buộc trong công trình để đảm bảo công năng sử dụng. Cụ thể như nhà ở thì bắt buộc phải có phòng ngủ, phòng bếp, phòng khách, phòng tắm… Quán ăn thì bắt buộc phải có khu vực bếp, khu vực ăn uống, nhà vệ sinh, khu vực phục vụ – thu ngân… Khách sạn thì bắt buộc phải có khu vực lễ tân, phân chia các phòng nghỉ, nhà vệ sinh…
Khu vực không gian phụ là nơi hỗ trợ cho không gian chính, tùy vào công trình kiến trúc cụ thể để phân loại về không gian phụ như cầu thang, góc giải trí, ban công…
Không gian giao thông là nơi hỗ trợ di chuyển trong và ngoài công trình như hành lang, sảnh chờ…
Quy tắc về sự cân bằng
Sự cân bằng chính là sự hài hòa và cân đối dựa trên các yếu tố cụ thể trong công trình như chiều cao, chiều rộng, màu sắc, ánh sáng, kết cấu không gian… Các yếu tố được phối hợp với nhau tạo nên sự cân bằng và thống nhất trong toàn bộ bố cục không gian.
Quy luật về sự cân bằng được chia thành 3 quy luật cụ thể là đối xứng, không xứng và quy luật đối tâm. Đây là kiến thức thiết kế nội thất quan trọng nhà thiết kế cần phải nắm rõ:
- Quy luật đối xứng – cân bằng: Quy luật này được ứng dụng nhằm đem đến sự cân đối và thống nhất cho không gian căn phòng. Là phong cách truyền thống trong thiết kế nội thất được thực hiện với 1 nửa không gian là sự phản chiếu của một nửa còn lại theo đường thẳng trung tâm.
- Quy luật cân bằng không đối xứng: Ứng dụng quy luật này sẽ tạo nên sự phá cách trong thiết kế căn phòng. Hai khu vực trong căn phòng được thiết kế đối ngược với nhau tạo nên sự độc đáo, sinh động và gây ấn tượng mạnh mẽ cho người nhìn.
- Quy luật cân bằng đối tâm: Với quy tắc này, nội thất trong căn phòng sẽ được bày trí xoay quanh một điểm làm trung tâm cố định, đem đến sự ấm áp và quây quần cho căn phòng. Quy tắc này được ứng dụng nhiều trong thiết kế phòng khách, phòng ăn trong nội thất nhà ở.
Quy tắc về sự hài hòa
Một kiến thức về thiết kế nội thất nữa không thể bỏ qua đó chính là quy tắc sự hài hòa. Đây là yếu tố chung và có tính khái quát để đánh giá tổng thể không gian dựa trên các chi tiết nhỏ bên trong như ánh sáng, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu, kích thước… Tất cả tạo nên sự liên kết và hài hòa như chung một chủ đề, một ý nghĩa hay theo đuổi một phong cách…
Dù theo đuổi phong cách nào thì không gian đều cần đảm bảo sự hài hòa và thống nhất
Yếu tố hài hòa trong thiết kế nội thất mang ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố thẩm mỹ của công trình. Nếu thiết kế độc đáo nhưng không có sự hài hòa thì chắc chắn không thể đẹp mắt mà chỉ trở nên rối rắm, lộn xộn.
Quy tắc về nhịp điệu
Nhịp điệu chính là sự lặp đi lặp lại của nhiều đồ dùng nội thất giống nhau. Thường quy tắc về nhịp điệu sẽ được tính khi sự trùng lặp đi lặp lại từ 3 lần trở lên. Điều này sẽ mang đến sự dịch chuyển của đồ vật trong không gian, giảm đi sự đơn điệu và nhàm chán, thay vào đó là sự liên kết về bố cục, đồ nội thất, màu sắc, chất liệu, kiểu dáng…
Để áp dụng quy tắc nhịp điệu trong thiết kế nội thất có thể theo 3 cách như sau:
Lặp lại đối tượng: Chính là sự lặp đi lặp lại về màu sắc, hình dáng, đồ nội thất,…
Lặp lại chuỗi các đối tượng: Chính là sự lặp lại như trên nhưng có sự thay đổi về kích thước và hình dáng đối tượng. Cụ thể là từ nhỏ sang lớn hay ngược lại.
Lặp lại liên tục: Đây là sự lặp lại nhiều lần giúp hướng mắt nhìn từ một điểm này sang điểm khác. Ví dụ như từ giá treo đồ, bậc cầu thang,…
Quy tắc tạo điểm nhấn trong thiết kế
Các kiến thức thiết kế nội thất cơ bản tưởng chừng dễ nhưng nếu không hiểu rõ thì rất dễ vận dụng sai cách dẫn đến hiệu quả không như mong muốn. Đối với quy tắc tạo điểm nhấn được hiểu là trang trí làm sao tạo được sự thu hút thị giác của người nhìn vào không gian nội thất.
Đây được xem là “nguyên tắc vàng” không thể tách rời trong quá trình thiết kế và thi công kiến trúc nội thất công trình. Nếu không gian được trang trí nhưng không có điểm nhấn sẽ dễ gây sự nhàm chán, tẻ nhạt cho mắt nhìn.
Quy luật về sự tương phản
Quy luật về sự tương phản đúng như tên gọi của nó, đó chính là hai yếu tố liên quan đến nhau nhưng đối lập hay ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau. Cụ thể quý bạn đọc có thể áp dụng sự tương phản như sau:
Tương phản về màu sắc: màu nóng và màu lạnh, trắng – đen…
Tương phản về chất liệu: thô – mịn, hiện đại – truyền thống…
Tương phản về hình dáng: vuông – tròn…
Tương phản về đường nét: thẳng – cong, gấp khúc – uốn lượn, ngang – dọc, …
Tương phản về ánh sáng: Tối – sáng…
Tương phản về đồ dùng nội thất: Cổ điển – hiện đại, …
Để áp dụng đúng và đem lại hiệu quả cao về mặt thị giác, kiến trúc sư cần tìm hiểu để từ đó đưa ra sự lựa chọn phù hợp về sự tương phản.
Khi áp dụng kiến thức cơ bản về thiết kế nội thất này, bạn cần phải lựa chọn 2 đối hay nhiều đối tượng tương phản phù hợp. Để chúng trở nên hài hòa giúp không gian không quá rối mắt, lộn xộn.
Quy luật về kích thước tỷ lệ
Quy tắc kích thước tỷ lệ rất quan trọng trong thiết kế kiến trúc và bố trí nội thất để đảm bảo sự hài hòa và đem đến sức hút nhất định cho không gian trong mắt người nhìn. Để vận dụng quy tắc này, nhà thiết kế cần so sánh các đối tượng về màu sắc, vị trí, số lượng, kích thước, kiểu dáng… để có thể đánh giá và đưa ra tỷ lệ phù hợp, kích thước phù hợp trong tổng thể không gian.
Cần quan tâm đến kích thước tỷ lệ trong trang trí thiết kế nội thất
Áp dụng quy tắc kích thước tỷ lệ chính là yếu tố để đảm bảo sự khoa học và hợp lý trong bố trí và trang trí đồ dùng nội thất, bày trí các vật dụng trong ngôi nhà.
Kiến thức thiết kế nội thất gắn liền với các quy luật, quy tắc cơ bản. Vận dụng được các yếu tố đó vào thiết kế thực tiễn sẽ mang đến kết quả hoàn hảo cho công trình. Quý khách hàng quan tâm đến dịch vụ thiết kế nội thất hoặc đang có nhu cầu thiết kế nội thất đừng quên gọi cho chúng tôi – 1991 Architects xin hân hạnh phục vụ. Tư vấn 24/24h, ý tưởng thiết kế độc đáo, đa dạng công trình nhà ở, quán cà phê, nhà hàng, shop…